Bạn đang muốn nấu nồi lẩu hải sản cho gia đình vào ngày se lạnh nhưng lại không biết lẩu hải sản cần những gì? Vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy đọc bài viết sau của dammenaunuong.com và tìm cho mình câu trả lời nhé!
Cần chuẩn bị những gì để nấu lẩu hải sản
Để chế biến được món lẩu hải sản tươi ngon hấp dẫn thì trước tiên bạn phải biết được lẩu hải sản gồm những gì. Từ đó mới có thể giúp cho các bạn lựa chọn được những thực phẩm phù hợp cho món lẩu của mình.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món lẩu hải sản
- Tôm tươi: 500g
- Mực tươi: 500g
- Ngao: 1kg
- Khoảng 300g thịt cá trắm thái lát mỏng (cũng có thể thay bằng các loại khác như cá vược hoặc các hồng cùng rất phù hợp)
- Các loại nấm ăn kèm: Nấm kim châm, nấm hương, nấm hải sản
- Các loại rau ăn kèm lẩu hải sản: Rau cần, rau cải thảo, rau muống, súp lơ,….
- 1 kg xương ống hoặc xương sườn
- Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, sa tế
- 2 quả cà chua thái thành múi,
- ½ quả dứa chín ương
- Hành, tỏi, sả, chanh tươi
- Bún: Khoảng 1kg
→ Tham khảo ngay: Lẩu nấm chay vị thuốc bắc
Gia vị để nấu món lẩu hải sản
Để có một nồi lẩu ngon thì chắc chắn sẽ không thể thiếu được một thành phần quan trọng đó chính là gia vị. Vậy thì gia vị món lẩu của chúng ta cần có những gì?
Các loại gia vị cần có: Sa tế, hành khô, hạt nêm, muối, mắm, tiêu, đường, ớt,…
Gia vị làm nước chấm đi kèm với món lẩu hải sản thường là: Chanh, ớt, mù tạt, muối, mì chính, hạt nêm,… gia vị thì các bạn nên làm theo sở thích của từng người.
Kinh nghiệm chọn nguyên liệu
Để có được một một nồi lẩu vừa thơm ngon, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm thì khâu chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng.
Bạn nên chọn hải sản như thế nào?
- Khi chọn ngao, bạn không được chọn ngao há miệng. Vì ngao há miệng là những con ngao đã chết. Khi cho vào nồi lẩu sẽ mất vị ngọt của nước, đồng thời gây mùi khó chịu.
- Đối với mực, bạn nên chọn những con mực lát, có thân dày và chắc thịt. Khi ấn nhẹ vào mình vẫn còn độ đàn hồi tốt là mực tươi. Tránh những loại mực khi ấn vào thấy lún, đồng thời có nhớt chảy ra.
- Tôm bạn nên chọn những con tươi, căng mẩy. Nếu chọn được tôm còn bật nhảy là tốt nhất. Nếu tôm đã chết, bạn kiểm tra ấn tay vào thân tôm nếu còn độ đàn hồi tốt, thân chắc thì là tôm vẫn tươi.
Lưu ý khi chọn rau nấu lẩu hải sản
- Với đặc tính là ăn cùng với những món tanh, bạn nên chọn các loại rau ăn kèm để giảm mùi tanh như: Rau muống, rau cần, nấm kim châm, nấm rơm, bông thiên lý, cải thảo…
- Khi ăn lẩu hải sản, bạn không nên ăn khoai lang, khoai tây vì khi các loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ dẫn đến đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
>> Có thể bạn muốn biết: Lẩu trâu nhúng mẻ ăn với rau gì thì ngon?
Lưu ý quan trọng trong quá trình ăn lẩu hải sản
- Một số loại vi khuẩn trong hải sản có thể sống ở nhiệt độ 80 độ C. Vậy nên bạn cần nhúng kỹ, đảm bảo cho vi khuẩn bị chết.
- Không nên ăn quá cay, dù cay là một vị không thể thiếu được trong quá trình ăn lẩu. Tuy nhiên, nếu ăn quá cay sẽ dẫn đến đau các cơ quan tiêu hóa. Đặc biệt là dạ dày của bạn.
- Không nên ăn phần đầu tôm: Đầu tôm là nơi chứa những kim loại nặng và cơ thể của bạn khó có thể hấp thụ. Lâu ngày tích tụ lại trong cơ thể gây ra những bệnh khó kiểm soát. Điển hình như ung thư.
- Không nên uống trà sau khi ăn lẩu hải sản: Việc uống trà sau khi ăn lẩu hải sản sẽ dẫn đến khó tiêu, đầy hơi.
Trên đây là một số gợi ý về nấu lẩu hải sản cần những gì để thơm ngon đậm đà hương vị. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch