Mật mía là một loại sản phẩm được điều chế ra từ nước mía cô đặc lại. Quá trình làm kẹo mía hay kẹo mật thường được những vùng truyền thống thủ công Việt Nam ta làm và nhiều nhất là ở Nghệ An. Vậy cách nấu mật mía của họ thế nào? Và mật mía có tác dụng gì? Cùng dammenaunuong.com tìm hiểu nhé!
Công dụng của mật mía
Từ lâu đến nay mật mía như là một loại thuốc dùng chữa bệnh thế nhưng lại được nền công nghiệp sản xuất ít chú ý đến. Công dụng dễ dàng thấy nhất của mật mía tự nhiên chính là việc nó làm hoàn toàn từ tự nhiên nguyên chất của cây mía sẽ tốt hơn hẳn so với đường tinh luyện nguy hiểm với sức khỏe chúng ta. Nhất là trong xu hướng ngày càng chuộng những chế phẩm thiên nhiên thay vì công nghiệp.
Cách nấu mật mía
Cách sơ chế và ép nước mía làm mật đường
- Trước hết chúng ta phải dùng dao cắt hết lá mía đi
- Loại bỏ đi lần rẽ và đầu mía
- Tước hết vỏ mía đi rồi cắt thành các khúc nhỏ rồi cho vào máy ép để ép kiệt lấy nước ép. Hoặc để tiết kiệm thời gian thì bạn ra bên ngoài cửa hàng mua luôn nước ép mía nguyên chất cũng được.
- Lọc nước ép mía lần nữa qua rây để loại bỏ lợn cợn. Sau đó lọc nước mía qua rây để loại bỏ đi cặn và lợn cợn.
Bước ép nước mía nguyên chất
Cách nấu mật đường cô đặc làm từ mía
Nước mía ép ra chúng ta cho vào trong 1 cái nồi sạch nhé. Nên chọn loại nồi có lòng sâu nhé. Sau đó cho nồi lên bếp và tiến hành nấu sôi nước mía lên.
Sau 8 tiếng thì ta tắt bếp đi, lúc này thì mật đã chuyển từ màu xanh sang màu vàng đậm rồi đấy, nhìn sệt sệt có có độ keo sệt sệt lại khi khuấy lên.
Đợi khi nào mật mía nguội thì ta lại đun thêm khoảng 2-3 lần nữa cho nó cô đặc lại hơn nhé.
Vậy là các bạn đã biết được cách nấu mật mía rồi phải không nào. Không hề khó nhưng có thể sẽ tốn thời gian của bạn. Ngoài ra mất mía cũng rất rẻ các bạn có thể tìm mua được ở ngoài chợ hay các cửa hàng tạp hóa đấy. Chúc bạn có thể áp dụng mẹo hay này thành công!
>>> Mách bạn: Mẹo giữ nước mía xanh
Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch