Thực đơn cháo cho bé 7 tháng tuổi rất quan trọng vì thời điểm này cơ thể của con tăng trưởng một cách nhanh chóng. Các món cháo có phần thay đổi nhiều về thành phần so với tháng ăn dặm trước. Cùng dammenaunuong.com tìm hiểu về các món cháo cho bé 7 tháng tuổi nhé!
Thực đơn cháo cho bé 7 tháng tuổi có đặc điểm gì?
Nguyên tắc trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi
So với tháng ăn dặm trước chủ yếu là các món cháo loãng và sữa mẹ. Khi trẻ đến giai đoạn 7 tháng tuổi sẽ có sự trải nghiệm với nhiều thực phẩm hơn. Thành phần của các bữa ăn đã đa dạng hơn (chất bột đường, chất đạm, chất béo và hoa quả).
Bên cạnh đó, lượng cháo có sự tăng lên và cấu trúc của món cũng tăng dần từ loãng đến sệt rồi đặc theo thời gian. Thực đơn cháo dặm của bé có thể xen kẽ giữa bột ngọt và bột mặn. Để đảm bảo vị giác của trẻ có thê thích nghi với sự thay đổi của thức ăn.
Thời gian ăn dặm trong ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Một bữa ăn chính của con chỉ nên kéo dài khoảng 25 phút. Nếu mẹ để con ăn quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tạo thói quen không tốt.
Bữa chính của con gồm 2 bữa cháo và bữa phụ có thể thêm sinh tố hoặc phô mai. Bên cạnh đó thì nguồn dinh dưỡng cần cung cấp chủ yếu vẫn từ sữa mẹ. Một ngày bé cần ti khoảng 500-800ml để không ảnh hưởng đến sự phát triển.
Dựa trên đặc điểm trên, mẹo hay nhà bếp giới thiệu tới bạn các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi nhé!
Các món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Cháo lươn bí đỏ hạt sen
Để nấu cháo lươn mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gạo tẻ 25g
- Thịt lươn: 25g
- Hạt sen khô: 10-15 hạt
- Bí đỏ: 15g
- Dầu oliu
Cách chế biến
Đầu tiên, mẹ cần sơ chế các loại nguyên liệu. Hạt sen mẹ đem ngâm khoảng 1 tiếng để khi nấu cho nhừ. Bí đỏ ngọt sạch vỏ và ruột, rửa sạch.
Sau đó đem hấp chín hạt sen và bí đỏ đem tán thật nhuyễn, rây qua để lọc bỏ cặn. Còn cháo mẹ nấu dạng sệt, cho phần hạt sen và bí đỏ đã nghiền vào đun vừa lửa.
Đối với phần thịt lươn đem hấp chín rồi lóc thịt. Trút vào phần cháo chín nhừ, đun nhỏ lửa đến sôi, thêm khoảng 1 thìa cà phê dầu oliu và để khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
Chỉ qua vài bước đơn giản là mẹ đã có món cháo lươn thơm ngon cho con rồi. Tuy nhiên món cháo này, chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn từ giữa tháng 7 tuổi thôi nhé!
Cháo thịt heo rau củ
Nguyên liệu của món cháo thịt heo:
- Gạo tẻ 30g
- Thịt lợn 30g
- Củ cải 15g
- Cà chua bị 1-2 quả
- 1 thìa cà phê dầu oliu
Cách thực hiện
Bước 1: Mẹ cần gọt vỏ củ cải, đem luộc chín mềm và nghiền thật nhuyễn. Luộc thịt lợn chín rồi cắt nhỏ thành từng miếng, xay mịn và loại bỏ phần xơ. Giữ lại 1 bát con phần nước dùng thịt lợn.
Bước 2: Cà chua bỏ ruột và phi thơm với dầu oliu. Thêm vào hỗn hợp nước dùng trên với củ cải và thịt lợn.
Bước 3: Gạo ngâm trước khoảng 20 phút, đem ninh nhừ thành cháo ở dạng sệt chứ không quá đặc. Cho hỗn hợp thịt lợn, cà rốt, cà chua vào nấu tới sôi thì tắt bếp.
Vậy là qua 3 bước đơn giản, mẹ đã có món cháo thịt heo rau củ thơm ngon cho bé nhà mình rồi
Cháo thịt bò rau dền
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bột gạo tẻ: 20g
- Thịt bò: 20g
- Rau dền đỏ: 10g
- Dầu oliu 1 muỗng cà phê
- Nước lọc 200ml
Cách chế biến:
Mẹ rửa sạch thịt bò và rau dền rồi đem băm nhuyễn. Sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyễn và lọc qua lưới rây để loại bỏ phần lặn cặn.
Đun sôi nước cho hỗn hợp rau dền và thịt bò vào nấu chín nhừ. Cuối cùng mẹ cho phần bột vào trộn đều. Đợi cháo sôi khoảng 5 phút, thêm dầu oliu vào và tắt bếp là được.
Trên đây, là các món cháo bổ dưỡng cho bé 7 tháng tuổi. Lưu ý, mẹ chỉ nên nấu cháo đủ cho bé dùng trong một bữa để đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa của con.
Chúc mẹ thành công nhé!
Xem thêm: “Cách nấu cháo cho bé 7 tháng cần tuân theo những bước nào?”