Bánh ít lá gai hay bánh gai là món bánh đã quá quen thuộc với mọi người nhưng bạn có biết bánh làm từ lá gai này là đặc sản ở đâu? Bánh ít lá gai là đặc sản của tỉnh nào không? Để Dammenaunuong.com bật mí cho bạn nhé!
Bánh gai có gì đặc biệt?
Không giống như các loại bánh khác đều có màu xanh của lá dong như bánh chưng. Bánh gai có một màu “xấu xí” là màu đen. Thế nhưng chính màu đen lại tạo nên nét đặc biệt cho loại bánh này. Trông thì cách làm bánh dẻo với cách làm bánh gai thì gần như cũng có điểm tương đồng. Tuy nhiên để lựa chọn loại vị phù hợp thì có lẽ bạn phải lựa chọn đấy!
Màu đen không phải do phẩm màu mà được tạo ra bởi lá gai đúng như cái tên của nó. Lá gai trải qua nhiều công đoạn, hòa quyện với bột nếp tạo nên thứ màu độc nhất vô nhị mà không một loại bánh nào có được.
Tham khảo thêm: Cách làm bánh tẻ bằng bột gạo khô, cách làm bánh chuối hấp
Bánh gai có ở nhiều nơi và mỗi vùng miền sẽ có cách gói bánh và nguyên liệu làm bánh khác nhau. Có dạng hình vuông, có màu đen của lá gái và vị ngọt, bùi, thơm ngậy. Dẻo của nhân bánh, là món quà đặc sản bánh Việt Nam mang về tặng người thân mộc mạc, dân dã.
Bánh ít lá gai là đặc sản của tỉnh nào?
Bánh gai bà Thi – Đặc sản Nam Định
Đặc sản bánh gai Nam Định ngon đến mức nào?
Vỏ bánh được làm từ gạo nếp hương hoặc nếp tháng 3, trộn với nước bột lá gai và đường mía. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, cùi dừa nạo, hạt sen, mỡ heo và thêm chút hạt vừng trắng rang thơm. Bánh được bọc bởi lá chuối ngự khô để bánh không có vị chát.
Bánh gai bà Thi Nam Định ban đầu xuất phát từ một nghệ nhân gần nhà máy dệt máy dệt Nam Định. Từ thời Pháp thuộc đã làm nên thứ bánh này. Sau này, người dân gọi luôn tên bà làm tên bánh gai “Bà Thi”.
Ngày nay, công thức bánh gai bà Thi được chia sẻ cho nhiều người nhưng nếu là người dân Nam Định gốc sẽ biết đến một địa chỉ bánh gai ngon nhất là tại 104A Phố Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo, TP. Nam Định, Nam Định.
“Ai về Nam Định quê mình
Mua Cặp bánh nhỏ xinh xinh làm quà
Bánh gai chính hiệu quê Bà
Hương gai, hương nếp, đậm đà khó quên”
Bánh ít lá gai là đặc sản của tỉnh nào? – Bánh gai Hải Dương
Cách thành phố Hải Dương khoảng 30 km, nằm bên dòng sông Luộc êm đềm thơ mộng, thị trấn Ninh Giang (huyện Ninh Giang, Hải Dương). Từ lâu đã được nhiều du khách biết đến với sản phẩm bánh gai truyền thống khá nổi tiếng. Cũng cùng các nguyên liệu như đường, gạo nếp, hương liệu, lạc, dừa, mỡ lợn… nhưng mỗi cơ sở làm bánh lại có những bí quyết riêng trong từng công đoạn chế biến để tạo nên hương vị đặc trưng riêng của cơ sở mình.
Về Ninh Giang (Hải Dương) mấy ai quên được hương vị của bánh. Những cái tên mộc mạc như Bánh gai bà Tới, Lan Trạm, Liên Hương…chỉ cần nghe nhắc tới đã thấy đâu đây mùi bánh gai thoang thoảng.
Bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa
Không chỉ nổi tiếng với nem chua. Đến với Thanh Hóa đừng quên mua bánh gai Tứ Trụ về làm quà. Ai đã một lần có dịp thưởng thức bánh gai tiến Vua của làng Mía thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã này.
Bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa được làm từ gạo nếp, lá gai, đậu xanh, dầu chuối, mật mía, đường, nước mắn, thịt lợn nạc, hạt vừng rang,… Khác với bánh gai ở Hải Dương hay ở Nam Định, bánh làm từ lá gai Thanh Hóa này đặc trưng của mật mía. Công dụng của mật mía rất đặc biệt và đặc trưng nên bạn có thể thử qua một lần, rất ngon.
Cách bảo quản bánh gai
Thông thường chỉ để được khoảng 2 – 3 ngày ở nhiệt độ thường. Nhưng nếu bảo quản trong ngăn mất tủ lạnh có thể bảo quản khoảng 5 ngày, còn nếu ngăn đá thì có thể để đến 10 ngày, khi ăn thì đem hấp lại.
Tuy nhiên, để ăn bánh ngon nhất các bạn nên ăn trong khoảng 2 ngày từ ngày sản xuất. Vì thời gian bảo quản không được dài nên các bạn du lịch xa nên cân nhắc khi mua mang về làm quà.
Đến đây bánh ít lá gai là đặc sản của tỉnh nào bạn đã biết rồi. Bánh gai không của riêng tỉnh nào nhưng mỗi vùng co những công thức sáng tạo riêng. Hãy chọn cho mình những chiếc bánh gai ngon nhất làm quà khi đến các địa phương này nhé!