Người người, nhà nhà sử dụng gạo lứt để làm nguyên liệu chế biến cho rất nhiều món ăn vặt, món bánh,…. Từ bánh, bún đến nước gạo lứt rang. Vậy ăn gạo lứt có tác dụng gì mà lại được chế biến nhiều như vậy? Cùng dammenaunuong.com đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Để biết được gạo lứt có công dụng gì, trước tiên, bạn cần hiểu về các thành phần có trong nó!
Trong gạo lứt có những thành phần dinh dưỡng nào?
Gạo lứt có rất nhiều loại khác nhau, gạo nứt tẻ, gạo lứt nếp, loại màu đỏ, loại màu đen… Tuy nhiên tất cả những loại này đều có những thành phần dinh dưỡng tương đương nhau.
Trong gạo 100g gạo lứt đã nấu chín có chứa:
Vậy ăn gạo lứt có tác dụng gì? So sánh thành phần dinh dưỡng giữa gạo lứt và gạo trắng – Gạo lứt là một sự lựa chọn lành mạnh hơn so với gạo trắng cho hầu hết mọi người do lượng chất xơ, magiê và kẽm cao.
Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, vậy nên khi đi ăn hay uống các món có thành phần là gạo lứt rang, bạn sẽ:
1. Tăng cường não bộ, xua tan căng thẳng, mệt mỏi
Trong gạo lứt có chứa Co Q10, chất giúp bạn có thể xua đi cơn đau nửa đầu, đẩy lùi mệt nhọc một cách nhanh chóng an toàn, tạo cho cơ thể, não bộ cảm giác thoải mái, thư thái khi làm việc.
2. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Gạo lứt là loại gạo giữ nguyên cám, trong thành phần nó chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, gấp 2 lần so với gạo thông thường nên khi ăn, cơ thể sẽ tiêu hóa chậm hơn mang lại cảm giác no lâu từ đó giảm cảm giác thèm ăn vặt.
Thêm vào đó, chất xơ của gạo lứt rất tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón, nhuận tràng nên khi ăn, ta có cảm giác bụng rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Hàm lượng calo có trong nó cũng rất thấp.
Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng gạo lứt cho chế độ ăn kiêng của mình. Bạn có thể uống nước gạo lứt rang hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. sau 1-2 tháng, bạn sẽ thấy cơ thể biến đổi không ngờ.
⇒ Cách rang gạo lứt để uống tốt nhất cho sức khỏe gia đình
3. Ngăn ngừa bệnh sỏi thận
Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên sỏi thận là do bạn ăn nhiều thực phẩm chứa lượng muối cao, lượng nước uống không đủ 2 lít mỗi ngày và không bổ sung chất xơ hỗ trợ hệ thống bài tiết, tiêu hóa gây ảnh hưởng đến lượng chất thải tích tụ.
Lúc này, bạn có thể sử dụng gạo lứt như một thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bài tiết tiêu hóa, bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Bạn có thể sử dụng gạo lứt để chế biến các món ăn nhẹ, món ăn vặt không tinh bột hay nước gạo lứt rang để uống hàng ngày thay thế một phần cho lượng nước lọc.
4. Dưỡng da
Da dẻ xấu có rất nhiều nguyên nhân trong đó có: Lượng độc tố trong cơ thể lớn, biến đổi nội tiết, thiếu chất,…. Vậy nên, để có một làn da đẹp khỏe khoắn, bạn hãy sử dụng các món ăn, nước uống từ gạo lứt. Trong gạo lứt chứa axit alpha lipoic có khả năng loại độc tố trong cơ thể giúp cơ thể.
Ngoài ra, trong loại gạo này, còn có vitamin nhóm E, B, Co Q10,… hỗ trợ tái tạo da, giúp chị em da sáng, đẹp căng bóng. Chị em hãy thử làm mặt nạ dưỡng da từ gạo lứt dưỡng da nhé.
5. Tăng cường thị lực
Nhờ Zeaxanthin và Lutein giúp giảm rủi ro trong việc chuyển hóa hoàng điểm, tránh đục thủy tinh thể; các axit béo như omega 3,6,9, axit foric giúp cải thiện thị lực mắt từ đó giúp mắt sáng hơn.
Để tăng cường thị lực, bạn có thể rang gạo lứt để uống hoặc chế biến nhiều món ăn từ nó. Nếu sử dụng gạo lứt thường xuyên từ 2-3 tháng, bạn có thể cạm nhận rõ sự thay đổi trong đôi mắt của mình.
Ngoài ra, sử dụng gạo nứt còn giúp trị nấm Candida, tránh tăng huyết áp, thải độc, mát gan và chống lại căn bệnh ung thư tai ác. Vậy nên, sẽ rất tốt nếu như bạn sử dụng chúng thường xuyên.
Gạo lứt có thể chế biến món ăn, rang pha nước uống, vậy uống, ăn bao nhiêu mới đủ và tốt cho sức khỏe nhất?
Ăn, uống gạo lứt bao nhiêu là đủ? Khi dùng cần chú ý những gì?
Trả lời câu hỏi: Ăn, uống gạo lứt bao nhiêu là đủ? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng:
- Với các món ăn từ gạo lứt, bạn sẽ dung nạp cả dinh dưỡng cả ” Bã” vậy nên, bạn chỉ nên ăn 1 tuần 2-3 bữa.
- Với nước gạo lứt rang uống, bạn có thể sử dụng uống 2-3 cốc/ngày thay thế cho nước lọc thông thường.
Khi ăn gạo lứt, bạn còn cần lưu ý:
- Khi chế biến món ăn, hạn chế rửa gạo qua nước, như vậy lượng cám trong gạo nứt sẽ bị trôi hết.
- Gạo lứt khi ăn phải nhai thật kỹ trước khi nuốt vì lớp vỏ quá dày, khiến bạn tiêu hóa kém hơn.
- Những người già, trẻ em, phụ nữ mang thai,… không nên ăn nhiều gạo nứt vì nó sẽ khiến bạn không tăng cân, thiếu chất.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: Ăn gạo lứt có tác dụng gì? Đọc và lưu lại để vận dụng vào trong cuộc sống nhé! Chúc bạn thành công!
>>>Cách nấu trà gạo lứt thanh nhiệt giải độc cho cả nhà đều khỏe