Nhắc đến Tây Bắc, bạn nghĩ ngay đến một nơi tuyệt đẹp của Việt Nam mà không hề biết đây còn là vùng đất ẩm thực với các món ăn, cách chế biến vô cùng độc đáo. Từ các món đãi tiệc như lợn nướng, thịt trâu gác bếp cho đến các loại nước chấm cũng hết sức đặc biệt. Chỉ học cách làm nước chấm cóc thần thánh nơi đây, nhiều nơi đã tiêu thụ hàng tấn cóc/ngày.
Vậy công thức làm nước chấm đấy là gì? Hôm nay dammenaunuong.com sẽ bật mí cho bạn cách làm nước chấm cóc hay nhót thần thánh nơi núi rừng Tây Bắc – Chẩm chéo
Vậy chẩm chéo là gì?
Chẩm được hiểu là chấm, chéo có nghĩa là thơm. Chung quy lại, chẩm chéo là loại thức chấm hương vj lạ được làm với nguyên liệu chính là hạt mắc khén.
Loại nước chấm này thường được dùng để chấm xôi, rau, các món luộc đặc biệt là các loại quả có vị chua, giòn như xoài, nhót, cóc,……
Cách làm nước chấm cóc – Chẩm chéo
Chuẩn bị nguyên liệu làm chẩm chéo
- Hạt mắc khén: 2 thìa cafe
- Rau húng, rau bạc hà: 8 nhánh
- Rau mùi: 4 lá
- Gừng, sả, ớt, tỏi, muối
Cách làm chẩm chéo chấm cóc
1. Sơ chế nguyên liệu
Hạt mắc khén rang 2-3 phút dậy mùi thơm rồi đêm giã nhỏ. Gừng gọt vỏ cắt lát lấy một miếng nhỏ, tỏi bóc bỏ băm nhỏ lấy phần non. Ớt rửa sạch, bỏ hạt thái lát. Rau thơm bỏ rễ rửa sạch thái khúc nhỏ.
2. Giã chẩm chéo
Công đoạn này, bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị cùng 1/2 lượng hạt mắc khén vào cối, giã thật nhỏ. Chẩm chéo càng được giã nhuyễn mịn sẽ càng thơm và ngon.
3. Thành phẩm
Sau khi giã nhuyễn hỗn hợp trên, bạn cho thêm hạt mắc khén rắc lên bện trên, nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng nhất là được.
Thành phẩm chẩm chéo sau khi hoàn thành sẽ có màu xanh của rau húng, rau mùi, mùi thơm của hạt Mắc Khén dậy lên. Bạn có thể gọt vỏ cóc non, cắt miếng nhỏ sau đó chấm hoặc trộn trực tiếp để thường thức.
Chẩm chéo để được bao lâu?
Chẩm chéo giã lượng ít thì “không thông”, nhưng giã nhiều thì lại không ăn hết. Liệu có thể bảo quản được chẩm chéo trên hay không?
Với cách làm trên, bạn có thể sử dụng để ăn trong ngày, không thể bảo quản được lâu vì đều được làm từ những nguyên liệu tươi giã lẫn với nhau. Nếu để chấm nhiều lần sẽ không ngon và không đảm bảo sức khỏe.
Thay vì vậy bạn có thể làm chẩm chéo khô bảo quản dùng dần. Chẩm chéo khô làm cũng rất đơn giản. Bạn thay thế các nguyên liệu trên thành nguyên liệu khô: Rau khô, bột sả khô, gừng khô rồi xay nhuyễn. Đây cùng là cách mà người dân Tây Bắc đã mang chẩm chéo đến mọi miền tổ quốc.
Một số lưu ý khi làm chẩm chéo
1. Hạt chẩm chéo không nên giã sẵn bảo quản dùng dần. Như vậy sẽ khiến chẩm chéo mất đi mùi đặc trưng khi làm sẽ không ngon.
2. Các gia vị khác nên cho lượng vừa phải, tránh để át đi mùi của hạt Mắc Khén
3. Tuyệt đối không cho nước mắm vào chẩm chéo, mùi nước mắm nồng, vị mặn, chất lỏng khiến khó giã mà chẩm chéo bị biến hương vị.
4. Hạn chế sử dụng máy xay sinh tố vì như vậy sẽ không lấy được hương thơm của các loại gia vị một cách tối đa.
Chẩm chéo không phải ngẫu nhiên trở thành một loại đặc sản của Tây Bắc, vậy nên, đừng ngần ngại hãy vào bếp chế biến, thưởng thức bạn sẽ bị nghiện ngay.
Trên đây là cách làm nước chấm cóc thần thánh vùng núi cao Tây Bắc mà dammenaunuong.com đã tổng hợp được. Mong rằng bạn sẽ thực hiện thành công. Đừng quên theo dõi tạp chí này để biết thêm nhiều thông tin ẩm thực hấp dẫn nhé!