Đối với người dân Việt Nam, mâm cỗ ngày Tết đã trở nên quá quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về. Các món ăn cổ truyền không chỉ đơn thuần là vấn đề ẩm thực mà còn thể hiện tinh thần văn hóa đặc sắc với tất cả lòng thành kính hướng về tổ tiên. Và ngay sau đây, dammenaunuong.com sẽ gợi ý giúp bạn mâm cỗ ngày Tết miền Nam ý nghĩa, tròn đầy. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có một cái tết ấm áp, an nhiên cùng gia đình, bạn bè và người thân.
Mâm cỗ ngày tết miền Nam thường có những gì?
Như đã biết, miền Nam Việt Nam là mảnh đất trù phú và phát triển với nhiều loại cây trái, thủy hải sản nên món ăn ngày Tết ở đây vô cùng phong phú và cũng không nặng nề về nghi thức như miền Bắc. Món ăn ngày Tết miền Nam được chuẩn bị kỹ với đa dạng hương vị từ chua cay đến mặn ngọt. Đặc biệt, có một số món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam như mướp đắng nhồi thịt, thịt kho trứng với nước dừa, tôm khô củ kiệu,…
Gợi ý mâm cỗ ngày tết miền Nam ý nghĩa, tròn đầy
Canh khổ qua
Theo quan niệm của người miền Nam thì canh khổ qua thể hiện mong muốn những khổ cực trong năm cũ sẽ qua đi, bắt đầu một năm mới tươi sáng hơn. Đồng thời, đây cũng là món canh có tính giải nhiệt, chống ngán rất tốt, phù hợp với thời tiết nắng nóng của miền Nam trong những ngày đầu năm.
Bánh tét
Trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam, bên ngoài bánh tét được trộn với dừa nạo, hạt điều, đậu đen hoặc lá nếp cẩm, lá dứa để có thêm nhiều màu sắc. Phần nhân bánh ngoài đậu xanh, thịt mỡ còn có nhân chuối, đậu xanh trứng muối,… Một số nơi còn tạo hình chữ Phúc – Lộc – Thọ khi cắt ra trông rất đẹp mắt.
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu là một trong số những món ăn chiếm được rất nhiều cảm tình của người dân Việt. Đây cũng là hương vị không thể thiếu vắng trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam. Theo quan niệm dân gian, thịt kho tàu thể hiện mong muốn của người dân nơi đây, nước lợ tẩy sạch nước mặn đồng chua để mùa màng được xanh tốt.
Củ cải ngâm nước mắm
Là món ăn kèm không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết miền Nam. Củ cải ngâm nước mắm có vị mặn, chua hòa quyện làm xiêu lòng người. Để cảm nhận trọn hương vị của món ăn này, bạn nên thưởng thức kèm với bánh tét.
Củ kiệu tôm khô
Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến món củ kiệu tôm khô – món ăn tuy bình dị nhưng luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết. Củ kiệu được làm sạch rồi đem phơi, sau đó cho vào lọ. Cứ một lớp củ kiệu thì cho một lớp đường cát trắng rồi đậy kín để kiệu tự chảy ra nước, khoảng 10 ngày là ăn được. Đặc biệt, củ kiệu ăn cùng với tôm khô sẽ ngon vô cùng.
Bánh tráng cuốn
Trên mâm cỗ ngày tết miền Nam, người dân không thể bỏ qua món bánh tráng cuốn kèm nước chấm cực thơm ngon. Bánh tráng được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạp xưởng cùng các loại rau tươi mát. Với món ăn này bạn sẽ ăn được nhiều mà không cảm thấy bị ngán.
Trên đây là những món ăn cổ truyền có trong ngày tết của người dân Nam Bộ. Các món ăn cũng như cách bày mâm cỗ ngày tết là phong tục rất đặc trưng của người Việt. Mỗi vùng miền mang đến những món ăn khác nhau nhưng đều có chung một ý nghĩa, đó là sự tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên cũng như mong cầu sự hạnh phúc, đủ đầy đến với gia đình của mình.